Như vậy, nghe giảng là quá trình tiếp nhận thông tin cơ bản nhất của việc học tập trên lớp, nghe như thế nào để có hiệu quả, vừa tiếp thu lượng kiến thức cơ bản trong khi cường độ học tập cao là một kỹ năng mà người học cần được bồi dưỡng, rèn luyện trong quá trình học tập. Kỹ năng nghe giảng của học sinh, sinh viên được biểu hiện trong quá trình tập trung ở trên lớp, bao gồm kỹ năng phân tích những thông tin cơ bản từ sự truyền đạt của các thầy, cô giáo; kỹ năng lựa chọn, nhận dạng, phân luồng thông tin để tìm ra những vấn đề chính, cốt lõi, bản chất của từng nội dung bài học; bên cạnh đó, từng học sinh, sinh viên phải biết kết hợp các giác quan, di chuyển chú ý kịp thời, phù hợp với lôgic nội dung bài giảng. Đây chính là quá trình biến hoạt động bên ngoài thành hoạt động nhận thức bên trong của mỗi người học.
Muốn lĩnh hội kiến thức có hiệu quả, người học không thể chỉ nghe mà phải biết ghi chép và bút ký ghi lại các nội dung của bài giảng khi thầy, cô giáo truyền đạt. Ghi chép là thể hiện sự tái chế kiến thức của các thầy, cô giáo truyền tải đến học sinh, sinh viên trong quá trình giảng bài. Ghi chép có nhiều cách, có thể ghi tóm tắt theo ký hiệu hoặc ghi theo ý hiểu riêng của mỗi người nhưng phải tuân theo lôgic của nội dung bài giảng; hoặc ghi chép các thông tin cơ bản mà giáo trình, tài liệu chưa thể hiện, nhưng khi ghi chép học sinh, sinh viên cần chú ý ghi tóm tắt những ý chính của bài giảng, có thể bỏ qua những ý trung gian, khi cần có thể đọc tài liệu, hỏi bạn bè để bổ sung; quá trình ghi chép phải phản ánh và bảo đảm tính hệ thống kiến thức với từng nội dung truyền tải của thầy, cô giáo. Những nội dung chưa hiểu học sinh, sinh viên có thể tìm hiểu thêm, thông qua trao đổi với bạn bè, cán bộ quản lý và các thầy, cô giáo.
Nghe và ghi chép trong học tập có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau. Muốn ghi chép, lĩnh hội kiến thức bài giảng học sinh, sinh viên phải kết hợp với nghe giảng khi giảng viên thuyết trình, định hướng.... Việc nghe và ghi chép nhanh, chính xác nội dung kiến thức thầy, cô giáo truyền đạt, mỗi học sinh, viên phải có sự tham gia phối hợp của các giác quan (tai nghe, mắt quan sát, óc phân tích, tay ghi). Do vậy, để thực hiện tốt kỹ năng nghe, ghi chép trong học tập của học sinh, sinh viên được tốt, cần có sự tham gia của các chủ thể, đó là:
Đối với học sinh, sinh viên: cần xây dựng cho mình động cơ, thái độ học tập đúng đắn và tự giác cao; luôn tích cực chủ động nghiên cứu tài liệu, giáo trình trong quá trình tự học ở nhà. Trước khi lên lớp, từng học sinh, sinh viên phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để có tâm thế sẵn sàng và tích cực chủ động trong nghe giảng; đồng thời, cần có phương pháp tác phong học tập kết hợp kỹ năng quan sát tốt trên lớp.
Để việc ghi chép không ảnh hưởng đến quá trình nghe giảng của các thầy, cô giáo truyền đạt, mỗi sinh viên cần có kỹ năng viết tắt, ghi nhanh, nhưng phải đảm bảo tính chính xác của nội dung bài giảng. Sau khi nghe giảng, mỗi học sinh, sinh viên cần tự tái hiện kiến thức bài giảng, bổ sung những phần còn thiếu thông qua trao đổi với bạn bè, qua hoạt động của tổ phương pháp hoặc nghiên cứu đọc thêm tài liệu theo định hướng của thầy, cô giáo. Qua đó giúp cho học sinh, sinh viên nhớ nhanh, nhớ lâu, nhớ chính xác và chuyển hóa kiến thức đã tiếp thu được thành kiến thức của chính mình.
Đối với thầy cô giáo: cần nêu cao trách nhiệm trong giảng dạy và nâng cao năng lực sư phạm. Quá trình giảng dạy, mỗi thầy giáo, cô giáo cần làm tốt mọi công tác chuẩn bị, thực sự tâm huyết với bài giảng, nắm chắc và làm chủ được nội dung; biết định hướng, nêu vấn đề, mở rộng khả năng tư duy của học sinh, sinh viên trong khi nghe giảng; trên giảng đường cần phát huy hiệu quả sử dụng ngôn ngữ nói trong thuyết trình, truyền đạt to, rõ, mạch lạc, có điểm nhấn tạo ấn tượng tốt đối với người học làm cơ sở cho học sinh, sinh viên nghe, ghi chép và bút ký nội dung bài giảng đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng học tập.
Đối với gia đình và cán bộ quản lý: cần làm tốt công tác giáo dục, xây dựng động cơ, thái độ trách nhiệm học tập cho học sinh, sinh viên; tổ chức và duy trì ôn luyện, học bài cũ chặt chẽ, nghiêm túc, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở những biểu hiện thiếu tập trung trong học tập, ôn luyện của học sinh, sinh viên; hướng dẫn cho học sinh, sinh viên phương pháp nghe, ghi chép bài trên lớp để hiểu nội dung và ghi chép theo cách riêng của mình; đồng thời, kịp thời biểu dương những học sinh, sinh viên có tinh thần, thái độ học tập tốt để nhân rộng điển hình trong nhà trường. Bố mẹ và gia đình phải biết khuyến khích và định hướng để con, em mình phát huy tốt khả năng tư duy đọc lập, nâng cao kỹ năng ghi chép bài tốt hơn, ngày càng nâng cao kết quả trong học tập
quá trình, học tập, nhà trường, hoạt động, nhận thức, khách thể, vai trò, quyết định, kết quả, đào tạo, hiệu quả, động cơ, kỹ năng, lĩnh hội, kiến thức, khoa học, rèn luyện, ghi chép, phương pháp, ý nghĩa, quan trọng
Ý kiến bạn đọc